Phóng to |
Trên ảnh: khẩu đội tổ hợp tên lửa pḥng không S-75 (Ảnh: Nhikolai Akimov/TASS) |
Chê tên lửa PK Nga, hăy nhớ lại Chiến tranh Việt Nam
Các phi công Mỹ đă bỏ máy bay để nhảy dù thoát thân khi trông thấy tổ hợp tên lửa pḥng không Xô Viết phóng tên lửa...
Nga công bố mới pḥng không Việt Nam: Tiêm kích, radar
Nga công bố mới pḥng không Việt Nam: Những nguồn cung
Cách đây không lâu chúng tôi đă gửi tới bạn đọc loạt bài viết tương đối chi tiết về Lực lượng pḥng không Việt Nam cả quá khứ, hiện tại và tương lai của Xergey Linnhik.
Nhưng hôm nay vẫn xin giới thiệu thêm một bài viết nữa có liên quan đến chủ đề này của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Valdimir Tuchkov nhân có nhiều bài “phân tích” về các tổ hợp tên lửa pḥng không Nga trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Sẽ có nhiều thông tin lặp lại, xin bạn đọc thông cảm. Bài đăng trên “Svobodanaia Pressa” ngày 14/10/2018.
Trong thời gian gần đây, có nhiều “chuyên gia” và “diễn giả” nhấn mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng và các diễn đàn là các tổ hợp tên lửa pḥng không Nga chắc ǵ đă có thể gây được một tổn hại nào đó đáng kể cho các máy bay tiêm kích- tàng h́nh Mỹ.
Trước hết, đó là kiểu máy bay được cho là lư tưởng - F-35. Bởi v́, như các “chuyên gia” nhấn mạnh, dù Nga đă cung cấp cho Quân đội Syria các hệ thống Nga S-300, thế nhưng các “máy bay tàng h́nh” Israel vẫn tiếp tục ngang nhiên công kích vào bất kỳ mục tiêu nào trên lănh thổ Syria mà không hề bị trừng phạt. Không những thế, tất cả các tổ hợp phóng S-300 sẽ bị các đ̣n công kích từ trên không hủy diệt chỉ trong thời gian ngắn sắp tới.
Chưa hết, một số “nhà phân tích” thậm chí cũng chẳng coi hệ thống tên lửa pḥng không S-400 Nga ra ǵ. Và họ dẫn ra một loạt những “bằng chứng thép” để khẳng định: một khi “Triumph” (S-400) đă có mặt ở Syria từ lâu nay mà vẫn chưa hạ được máy bay nào, chưa đánh chặn được một tên lửa nào, th́ điều đó có nghĩa là “những khả năng xuất sắc” của S-400 chẳng qua chỉ là những sản phẩm “hư cấu”, “ảo ảnh”, “quả bóng rỗng” do của bộ máy tuyên truyền của Điện Kremlin thổi phồng lên mà thôi.
Và tất cả chỉ bởi v́ người Nga: “không có khả năng sáng tạo ra một cái ǵ đó đáng giá. Họ (người Nga) chỉ có thể ăn cắp công nghệ của Mỹ, thế nhưng ngay đến cả chuyện sao chép (công nghệ) cũng không làm cho ra hồn”.
Có thể t́m ra câu trả lời xác đáng cho những “nhận định” này nếu thực hiện một chuyến tham quan về một giai đoạn lịch sử không quá xa xôi.
Khi đó, tại Việt Nam, các tổ hợp tên lửa pḥng không “có từ trước công nguyên” của Nga đă làm cho các phi công lái các máy bay tiêm kích “lư tưởng” Mỹ sợ đến nỗi mà họ bật ghế nhảy dù khỏi các máy bay chiến đấu c̣n nguyên vẹn ngay sau khi nh́n thấy tên lửa pḥng không Bắc Việt phóng lên.
Chiến dịch không kích của Không quân Mỹ vào lănh thổ Bắc Việt Nam bắt đầu vào tháng 2/1965. So sánh lực lượng không quân của hai đối thủ lúc đó chênh lệch đến nỗi làm người ta có cảm giác rằng những ǵ sót lại từ lực lượng Không quân quá ư nhỏ bé của Việt Nam sau một tuần chỉ c̣n là những kư ức.
Không quân Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa (Bắc Việt Nam) chỉ có trong trang bị 60 máy bay. Chủ yếu là các máy bay Trung Quốc sao chép máy bay tiêm kích cận âm Xô Viết MiG-17, một số máy bay ném bom chiến trường Il-28.
C̣n người Mỹ, để chuẩn bị cho chiến dịch can thiệp đường không, họ đă dành hơn một năm để khôi phục lại các căn cứ không quân trong khu vực và xây dựng thêm các căn cứ không quân mới. Chưa hết, người Mỹ c̣n điều đến Vịnh Bắc Bộ 2 tàu sân bay.
Kết quả là Mỹ đă xây dựng được một quả đấm không quân cực mạnh (để tấn công Bắc Việt Nam) với gần 1.000 máy bay các kiểu khác nhau- máy bay tiêm kích, máy bay ném bom, máy bay cường kích, máy bay trinh sát, máy bay tuần tiễu radar, máy bay vận tải, máy bay tiếp dầu.....
Về sau th́ ngay cả máy bay ném bom chiến lược B-52 cũng được huy động vào trận.. Tổng cộng , từ năm 1965 đến năm 1973 người Mỹ đă điều gần 5.000 máy bay đến chiếc cối xay thịt Việt Nam.
Kiểu máy bay được sử dụng nhiều nhất là các máy bay tiêm kích- ném bom F-100 và F-105. Kiểu máy bay hiện đại nhất vào thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh đường không chống Bắc Việt là F-4 Phantom II- Các “Con Ma” (Phantom) này vừa có thể chiếm ưu thế trên không, vừa có thể tấn công các mục tiêu dưới mặt đất, vừa có thể tiến hành các chuyên bay trinh sát.
Ngoài ra, F-4 có tốc độ siêu âm kỷ lục- 2.400km/h, và cũng có trần bay kỷ lục đối với các kiểu máy bay tấn công- tới 19.000m, và có cự ly tác chiến rất đáng nể- tận 2.400km.
Hoàn toàn dễ hiểu là vào những ngày đầu cuộc chiến tranh đường không, các phi công Mỹ đă có những chuyến dạo chơi nhẹ nhàng vào hậu phương của đối phương, bởi v́ không có ǵ đe dọa họ ở trên không. Các máy bay Mỹ thường bay ở dải độ cao 4.000- 5.000m, tức ở những độ cáo mà pháo pḥng không Việt Nam không thể với tới. Bom được cắt khi máy bay đang bay ở tốc độ siêu âm, và sau đó các máy bay ném bom Mỹ “b́nh yên”quay trở về căn cứ của ḿnh.
T́nh thế thay đổi đột ngột vào ngày 24/7/1965, khi tổ hợp tên lửa pḥng không S-75 “Dvina” được sử dụng lần đầu tiên trên đất Việt Nam. Vào ngày hôm đó các chiến sỹ tên lửa pḥng không đă phóng 4 quả tên lửa, hạ 3 “Phantom”.
Người Mỹ buộc phải thay đổi chiến thuật – bỏ chiến thuật “ngạo mạn” của ḿnh và chuyển sang áp dụng chiến thuật khác “cẩn thận hơn” do tổ hợp tên lửa pḥng không có khả năng “không bắn trượt”. Tốc độ của máy bay mục tiêu đối với “Dvina” hoàn toàn không là vấn đề - nó (“Dvina”) có thể bắn hạ các mục tiêu đang bay với tốc độ 2.300km/h.
Tất nhiên, tốc độ của “Phantom” vượt ngưỡng này tới 100km/h (tức 2.400km/h như đă nói ở trên) .
Nhưng đó chỉ là khi F-4 bay ở độ cao lớn và không mang bom. Cự ly tiêu diệt mục tiêu của tổ hợp là 34 km, c̣n độ cao tiêu diệt mục tiêu- từ 3km đến 22km.
Chính v́ thế mà khi bay đến khu vực pḥng không Bắc Việt, các máy bay ném bom Mỹ bắt đầu hạ độ cao xuống dưới 3.000 m. Nhưng ở độ cao này (dưới 3.000m), hỏa lực pháo pḥng không Bắc Việt lại đang chờ sẵn.
Nhưng dù sao th́ sự thay đổi chiến thuật trong thời gian đầu cũng giúp người Mỹ giảm đáng kể tổn thất, - trước đó th́ trung b́nh mỗi tháng có tới 200 máy bay Mỹ bị bắn hạ. Hiệu quả tác chiến thời kỳ đầu (của S-75) đă là cả một hiện tượng - để hạ một máy bay Mỹ, trung b́nh chỉ phải phóng 1,5 quả tên lửa. Sau đó hiệu quả tác chiến (của tên lửa) bắt đầu giảm.
Ngoài thực hiện các chuyến bay ở những độ cao ngoài tầm với của S-75, người Mỹ bắt đầu sử dụng rộng răi các thiết bị phát nhiễu vô tuyến từ các máy bay hộ tống các tốp máy bay ném bom.
Đây là một phương pháp đối phó hiệu quả với các tên lửa pḥng không bởi v́ những tên lửa pḥng không được dẫn tới mục tiêu bằng các lệnh vô tuyến. Kết quả của các biện pháp mà Mỹ áp dụng là hiệu suất tác chiến của tổ hợp tên lửa pḥng không giảm rơ rệt, trung b́nh phải sử dụng tới 9-10 tên lửa mới hạ được một máy bay.
Nhưng đồng thời, hiệu quả tác chiến của Không quân Mỹ cũng giảm, bởi v́ có tới 30 -40% tổng số giờ bay của máy bay Mỹ được sử dụng chỉ để săn t́m và tấn công các tổ hợp phóng “Dvina”.
Các kỹ sư của Pḥng thiết kế Matxcova “Strela” miệt mài làm việc để t́m biện pháp vô hiệu hóa các thủ đoạn chống tên lửa tinh quái của người Mỹ.
Độ cao tiêu diệt mục tiêu tối thiểu của “Dvina” giảm từ 3 km xuống c̣n 500m. Sau đó th́ chỉ c̣n các máy bay ném bom cánh cụp cánh x̣e hiện đại nhất của Mỹ F-111 được trang bị radar rất hiệu quả và hệ thống tự động hóa tuyệt vời cho phép máy bay thực hiện kỹ thuật bay bám theo địa h́nh ở tốc độ siêu âm mới có thể “chui lọt” được cái “khe” hẹp này (từ mặt đất đến độ cao 500 m). Chính v́ thế mà suốt trong cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ có 2 máy bay F-111 bị bắn hạ.
Khả năng chống nhiễu của các kênh điều khiển tên lửa cũng được cải thiện rơ rệt. Chiến thuật sử dụng tổ hợp tên lửa pḥng không cũng được hoàn thiện. Các trận địa tên lửa Bắc Việt bắt đầu sử dụng thủ pháp “phóng giả”,- tức bật radar dẫn đường nhưng không phóng tên lửa.
C̣n phi công Mỹ, khi phát hiện ḿnh “bị tấn công”, buộc phải thực hiện các động tác cơ động “chạy trốn” tên lửa và v́ thế đánh mất lợi thế khi công kích. Tất cả các biện pháp trên đă cải thiện hiệu quả sử dụng tên lửa - lúc này chỉ để hạ một máy bay, chỉ c̣n cần trung b́nh 4-5 quả đạn.
Cũng phải nhấn mạnh là - sử dụng tổ hợp tên lửa pḥng không S-75 cũng đă làm tăng mạnh hiệu quả tác chiến của pháo pḥng không Việt Nam,v́ lúc này pháo pḥng không sử dụng các số liệu từ radar của các tổ hợp tên lửa pḥng không.
Tên lửa pḥng không và pháo pḥng không Bắc Việt Nam phối hợp chặt chẽ với nhau phủ toàn bộ các dải độ cao và cự ly. Thêm nữa, vào thời gian đó người Việt Nam được Liên Xô cung cấp các pháo pḥng không hiện đại có tốc độ bắn cao cỡ ṇng từ 30 ly đến 100 ly.
Do được sử dụng nhiều nên lực lượng pháo pḥng không Bắc Việt bắn hạ được nhiều máy bay Mỹ hơn so với các tổ hợp tên lửa pḥng không. Có tới gần 60% số máy bay Mỹ bị bắn hạ là do công của pháo pḥng không. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ các pháo pḥng không không thể “xử lư” được tất cả các kiểu máy bay Mỹ. Cụ thể, pháo pḥng không bất lực trước các máy bay ném bom chiến lược B-52.
Quả thực là đă có quá nhiều máy bay chiến lược Mỹ (B-52) bị “Dvina” Liên Xô bắn hạ- theo các số liệu khác nhau, từ 32 đến 54 chiếc. Đây quả là những tổn thất khổng lồ.
Mặc dù phải chịu những tổn thất ở quy mô thảm họa và hiệu quả tác chiến giảm mạnh, Không quân, Không quân hải quân và Không quân Quân đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ vẫn tiếp tục không kích các mục tiêu trên đất Bắc Việt Nam, trong đó có các mục tiêu dân sự, và cả các căn cứ của Quân du kích Nam Việt Nam.
Tuy nhiên, các chiến dịch đó kéo dài không quá lâu. Vào cuối năm 1967, các chiến dịch tấn công đường không trên thực tế đă chấm dứt. Một phần lư do dẫn đến quyết định trên của Mỹ (ngừng chiến tranh đường không chống Bắc Việt) là sự xuất hiện của các máy bay tiêm kích Xô Viết MiG-21 trên bầu trời Việt Nam – những máy bay MiG-21 này thiết lập sự thống trị trên không.
Máy bay “Phantom” Mỹ không thể sánh với MiG-21 cả về khả năng cơ động, tốc độ lấy độ cao, tải trọng tác chiến lẫn vũ khí tên lửa.
Có thể dẫn ra đây các con số về tổn thất của kiểu máy bay Xô Viết này (MiG-21) và tổn thất của đối thủ chủ yếu của nó (F-4) để chứng minh cho nhận định trên. Tổng cộng đă có 65 chiếc MiG-21 Bắc Việt bị hạ. Xin nhớ cho là không có phi công Xô Viết nào điều khiển MiG-21, tất cả do phi công Việt Nam điều khiển. C̣n về phía đối thủ của MiG-21- có tới 895 chiếc “Phantom” bị bắn rơi.
Tổng số tổn thất phương tiện kỹ thuật hàng không (máy bay) đối với Mỹ là một thảm họa tuyệt đối. Không quân, Hải quân và Quân đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ mất 3.374 máy bay. Tổn thất của Không quân Bắc Việt là 150 máy bay MiG-17, MiG-19 và MiG-21- nhưng cũng có tới 9% trong tổng số máy bay Mỹ bị bắn hạ là “nạn nhân” của Không quân Bắc Việt.
Tỷ lệ “thành tích” của các tổ hợp tên lửa pḥng không S-75 “Dvina” - 31% tổng số máy bay Mỹ bị bắn rơi, - c̣n pháo pḥng không- tới 60%.
Tống số tên lửa mà Bộ đội Việt Nam đă phóng cộng những tên lửa bị phá hỏng trong chiến đấu và những tên lửa trục trặc kỹ thuật là 6.806 quả. Như vậy, tính trung b́nh để hạ một máy bay Mỹ bằng tên lửa pḥng không (tổng số 1.046 máy bay Mỹ bị S-75 bắn hạ), phải sử dụng 6,5 quả đạn. Những nếu tính tới con số là lính tên lửa pḥng không Việt Nam đă thực hiện 3.228 lần phóng th́ cứ 3,1 quả tên lửa pḥng không bắn hạ được 1 máy bay Mỹ.
Nỗi sợ bị tên lửa S-75 bắn hạ đă gây tác động tâm lư lên các phi công Mỹ mạnh đến nỗi đôi khi từ trạng thái tâm lư đă chuyển sang trạng thái tâm thần. Đă có không ít các trường hợp khi mà phi công (Mỹ) chỉ nh́n thấy tên lửa phóng lên cũng đă nhảy dù ra khỏi chiếc máy bay c̣n nguyên vẹn.
Và đó chính là điều mà những “chuyên gia” mạnh mồm chê bai các hệ thống tên lửa pḥng không hiện đại Nga nên nhớ. Truyền thống chế tạo các tổ hợp tên lửa hiệu quả cao đủ khả năng buộc các sản phẩm mới nhất của những công tŕnh sư hàng không Mỹ ngồi đúng chỗ ngồi của ḿnh vẫn được Tập đoàn “Almaz- Antey” Nga ǵn giữ cẩn thận.
Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch) DATVIET, ngày 15/10/18
NDVN, ngày 13/12/18